Việt Nam dự kiến trồng 21.000 ha sâm đến năm 2030

Dự kiến năm 2030, chín tỉnh trồng 21.000 ha sâm, thu 300 tấn mỗi năm và sâm trở thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y dược.

Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2045 được Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành ngày 1/6. Mục tiêu đến năm 2030, nguồn gen sâm Việt Nam ngoài tự nhiên được bảo tồn, gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng.

Chín tỉnh trong chương trình sẽ trồng 21.000 ha, trong đó Quảng Nam 8.400, Kon Tum 8.100, Lai Châu 3.000, Điện Biên 500, Gia Lai 800 ha. Các tỉnh Lâm Đồng, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Nghệ An mỗi tỉnh 8 đến 40 ha. Sâm được trồng dưới tán rừng phòng hộ, rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác, không trồng trong rừng đặc dụng.

Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) được người dân xã Trà Linh, huyện Nam Trà My trồng dưới tán rừng. Ảnh: Đắc Thành

Chương trình đề ra mục tiêu 100% diện tích trồng sâm được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý. Đến năm 2030 sản lượng khai thác 300 tấn mỗi năm với diện tích 1.000 ha, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP - WHO hoặc tương đương. Sâm được sản xuất thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, sản phẩm thực dưỡng. Quảng Nam được chọn là nơi nghiên cứu, đầu tư phát triển công nghiệp dược từ sâm.

Đến năm 2045, sâm Việt Nam sẽ trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.

Một cây sâm Ngọc Linh có giá hàng chục triệu đồng. Ảnh: Đắc Thành

Để đạt được mục tiêu, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các bộ ngành thực hiện. Nguồn kinh phí gồm ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài.

Sâm Việt Nam có bốn loại, gồm sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, sâm Lang Biang và sâm Puxailaileng. Trong đó, sâm Ngọc Linh được trồng trên ngọn núi cùng tên, thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Loại này có giá trị cao nhất, được xem như "quốc bảo".

Hiện Kon Tum và Quảng Nam đã trồng, phát triển hơn 6.000 ha sâm dưới tán rừng. Tuy nhiên, hai tỉnh đang thiếu quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, thiếu nguồn giống đảm bảo chất lượng, thiếu cơ sở sơ chế biến sâu. Công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh còn hạn chế.

https://vnexpress.net/

 


Tin tức liên quan

Quảng Nam được quy hoạch thành vùng nguyên liệu sâm Việt Nam
Quảng Nam được quy hoạch thành vùng nguyên liệu sâm Việt Nam

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 1/6/2023 Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045...
Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam
Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam

Xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Sâm Ngọc Linh 30 triệu đồng một lạng vẫn hút khách
Sâm Ngọc Linh 30 triệu đồng một lạng vẫn hút khách

Những củ sâm Ngọc Linh trên 16 năm tuổi, nặng hơn 100 gram có giá bán 30 triệu đồng 100 gram (một lạng) vẫn được nhiều người đặt mua.
Đổi đời với quốc bảo Việt trên đỉnh Ngọc Linh
Đổi đời với quốc bảo Việt trên đỉnh Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là "quốc bảo" của Việt Nam". Dược liệu quý này hứa hẹn là "đòn bẩy" giúp đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) thoát nghèo.
Quang Hải và Đức Chinh cảm ơn món quà nhân sâm đỏ từ KGC (25/12/2019)
Quang Hải và Đức Chinh cảm ơn món quà nhân sâm đỏ từ KGC (25/12/2019)

Chủ tịch KGC chia sẻ, ông ấn tượng với tâm huyết của Park Hang-seo với các cầu thủ. Nhiều cổ động viên bản địa khen cầu thủ U23 Việt Nam ấm áp, lễ phép và khiêm tốn trong thời gian tập huấn ở đảo Tongyeong.
Nhân sâm Hàn Quốc, món ăn giúp tăng cường thể lực cầu thủ (28/8/2018)
Nhân sâm Hàn Quốc, món ăn giúp tăng cường thể lực cầu thủ (28/8/2018)

Có nhiều người tiết lộ rằng, những vận động viên về các môn thể dục thể thao như bóng đá cần bổ sung nhiều sức khoẻ để có thể lực tốt nhất cho nhiệm vụ của mình trên sân cỏ. Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, được hầu hết đội bóng nước này ăn hàng ngày.
Tọa đàm Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam
Tọa đàm Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam

Trong khuôn khổ chương trình “Những ngày văn hóa đồng hương tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2023” diễn ra tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, chiều ngày 2/6, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức “Tọa đàm Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam”.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng